Ho có đờm là tình trạng rất dễ gặp phải trong thời tiết giao mùa ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên nếu triệu chứng này kéo dài thì chúng ta không được chủ quan vì đây chính là triệu chứng của những bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Cùng Bệnh gì Wiki tìm hiểu them về nguyên nhân và cách điều trị với từng tình trạng ho có đờm nhé.
Ho có đờm – triệu chứng.
Ho có đờm là hiện tượng khi ho xuất hiện các dịch tiết bao gồm chất nhầy, bạch cầu mủ, hồng cầu, các chất độc khác xâm hại vào đường hô hấp, các dịch này có thể tiết ra ở họng, phế quản, phế nang, hốc mũi, xoang trán … Bởi vậy, khi bạn có triệu chứng ho, sinh ra những chất nhờn ở cổ họng thì đây là giấu hiệu của nhiều bệnh về hô hấp như viêm mũi, viêm phổi, hen phế quản …
Thường thì người già và trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất do đề kháng yếu và khó chưa dứt điểm.
Bạn có thể xác định được bệnh của mình là cấp tính hay mãn tính dựa trên thời gian và cấp độ của bệnh. Nếu các triệu chứng của bạn kéo dài đến hơn 3 tuần mà không suy giảm thì khả năng cao đã đến mức mãn tính.
2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng ho có đờm
Hầu hết các trường hợp ho đi kèm với đờm đều bắt đầu từ những nguyên nhân vô cùng lành tính. Nhưng vì chủ quan và không điều trị kịp thời nên không thể dứt điểm và ngày càng nặng. Ho có đờm lâu ngày còn là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm của đường hô hấp.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: Là bệnh mà đường thở của bệnh nhân bị hẹp, gây khó thở. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc ho lâu ngày và có đờm, phổi tắc nghẽn mãn tính trở nên trầm trọng. Người bệnh sẽ đặc biệt thấy tức ngực và khó thở vào buổi sáng.
- Bệnh lao phổi: Lao phổi là nguyên nhân dẫn đến việc ho có đờm mãn tính. Không những thế, thỉnh thoảng bạn cũng sẽ thấy có máu lẫn trong đờm, khó thở hay tức ngực. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất dễ hình thành áp xe phổi với những khối bọc mủ trong phổi. Tình trạng này có thể gây tử vong do suy hô hấp bất ngờ.
- Bệnh giãn phế quản thể ướt: người mặc có dấu hiệu rất hay khạc nhổ. Tình trạng nhiều đờm cũng dẫn đến việc ho có đờm kéo dài.
Còn đối với ho có đờm cấp tính thì thường có nguyên nhân từ những bệnh cấp tính như cảm lạnh, viêm họng mũi cấp, viêm xoang, viêm abidan … Ho cấp tính cũng thường xảy ra với người lớn tuổi nhiều hơn.
3. Cách chữa trị với phương thuốc dân gian.
Ho có đờm thường đến từ những bệnh nguy hiểm như đã kể ở trên. Vì vậy chúng ta không nên tự ý sử dụng thuốc mà không tham khảo chuyên môn của bác sí. Viêc tự ý sử dụng thuốc rất có nguy cơ làm cho bệnh tình nặng hơn hoặc biến chứng.
Tuy nhiên chúng ta cũng có thể tham khảo những bài thuốc dân gian với nguyên liệu lành tính. Tất nhiên là chỉ áp dụng cho những tình trạng bệnh chưa quá nghiêm trọng.
- Ăn sống củ cải trắng nhằm tiêu đờm, thanh mát họng.
- Chuối hầm đường phèn, trị ho có đờm dạng nhẹ, có thể dung cho trẻ em hơn 3 tuổi.
- Dùng gừng tươi thái lát mỏng chưng với mật ong, để nguội. Ngậm trong khoảng 15ph, lặp lại khoảng 2-3 ngày để có kết quả.
Bên cạnh việc chứa bệnh thì cũng nên quan tâm đến những yếu tố giúp phòng ngừa bị hay tái phát.
- Tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng cách ăn uống đầy đủ, tập thể dục đều đặn.
- Hạn chế sinh hoạt hay làm việc tại nơi có môi trường ô nhiễm.
- Không nên sử dụng các chất kích thích như riệu bia, thuốc lá.
- Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Tuy là một bệnh lý rất hay gặp nhưng cũng đầy rẫy những nguy hiểm. Nếu chúng ta chủ quan rất có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Vì vậy, chúng ta cần biết nhiều những kiến thức về bệnh để có thể đánh giá đúng tình trạng và có phương án giải quyết tốt nhất cho người bênh, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.
Hi vọng “Bị gì Wiki” đã cung cấp cho mình những kiến thức cần thiết. Nếu cần thêm thông tin gì các bạn có thể comment, đội ngũ chuyên gia sẽ giải đáp cho bạn sớm.