Mụn Trứng Cá
Mụn trứng cá là vấn đề rất thường gặp ở cả nam và nữ nhất là từ giai đoạn dậy thì. Có rất nhiều lý do có thể gây ra mụn và điều trị cũng không hề dễ dàng. Hãy cùng Bị gì Wiki tìm hiểu thêm kiến thức quan trong về mụn nhé.
Mụn trứng cá nổi nhiều là bị gì?
Mụn trứng cá là bệnh da liễu thường gặp liên quan đến tuyến bã nhờn dưới da, thường xuất hiện ở mặt, lưng, ngực… Thực tế, mụn là biểu hiện của nang lông đang bị tắc nghẽn bởi bã nhờn, vi khuẩn. bụi và tế bào chết, dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm, sưng đỏ trên da. Có rất nhiều cấp độ mụn trên da như nốt nhỏ nổi cộm trên da, sưng tấy đỏ, hay có bọc mủ gây đau đớn.
Bất kì ai cũng có thể bị mụn, đặc biệt ở thời điểm dậy thì khi mà hormone Testosteron ở cả nam và nữ. Hormone này kích thích tuyến dầu ở da. Nhiều người lớn, trung niên vẫn có thể bị mụn, nhất là phụ nữ.
Thông thường, nam thường có da dầu nhiều hơn nên một khi bị mụn sẽ nặng và khó chữa hơn nữ.
Triệu chứng, dấu hiệu của mụn trứng cá.
Mụn trứng cá có dấu hiệu rất rõ ràng và bạn có thể nhận thấy ngay. Mỗi tình trạng bệnh sẽ có những triệu chứng phổ biến khác nhau như dưới đây.
- Mụn đầu trắng: nằm trong lỗ chân long kín, bạn có thể thấy những đốm nhỏ liti màu trắng nổi cộm trên da.
- Mụn đầu đen: nằm trong lỗ chân long mở nên tuyến bã nhờn bị oxy hóa dẫn đến có màu sậm, về cấp độ thì giống mụn đầu trắng.
- Mụn đỏ, viêm: nốt mụn sưng đỏ do bị viêm nhẹ, đây là tình trạng nặng hơn.
- Mụn mủ: nốt mụn bị sưng đỏ và có mủ trắng ở phần đầu.
- Mụn bọc: Mụn mủ nhưng với bọc mủ to, cứng và có cảm giác đau.
- Mụn nang: mụn bọc ở thể lớn và nghiêm trọng hơn, nang lông bị viêm nặng, cảm giác rất đau.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc mụn trứng cá?
Nói đến nguyên nhân dẫn đến tăng nguy cơ bị mụn trứng cá thì có rất nhiều yếu tố, kể cả chủ quan và khách quan. Một số nguyên nhân chủ yếu như:
- Thay đổi hormone: Hormone androgen trong thời điểm dậy thì hay khi mang thai khiến da tiết ra nhiều bã nhờn hơn bình thường. Đây chính là nguyên nhân gây ra mụn. Một số thuốc tránh thai cũng có thành phần như androgen nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dung.
- Các hợp chất corticosteroid, androgen, lithium xuất hiện trong nhiều loại thuốc cũng gây mụn
- Tiền sử gia đình: Mụn có nhiều yếu tố liên quan đến nội tiết nên cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền
- Làm việc trong môi trường có nhiều dầu mỡ ở nhiệt độ cao như chiên rán nhiều cũng có thể gây mụn
- Da thường xuyên tiếp xúc hay bị đè mạnh bởi các vật dụng không được vệ sinh thường xuyên như: điện thoại, quai mũ bảo hiểm, ba lô…
Stress không khiến bạn bị mụn nhưng nếu bạn đang bị mụn thì tình trạng này sẽ nặng hơn và khó chữa lành.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán mụn trứng cá?
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ sử dụng máy soi da để xác định tình trạng da, sau đó có thể cần cả thử máu để có thể đưa ra liệu trình và thuốc phù hợp cho bạn.
Những phương pháp nào dùng để điều trị mụn trứng cá?
Không có một phương pháp nào là cố định và hiệu quả với tất cả tình trạng mụn trên da, thay vào đó sẽ có những lộ trình khác nhau cho từng người. Thông thường thì bạn có thể tự chăm tại nhà với nhiều những biện pháp đơn giản. Tuy nhiên nếu tình trạng mụn kéo dài quá lâu hoặc quá nặng thì tốt nhất hãy tìm đến lời khuyên của bác sĩ.
Một số những phương pháp điều trị nếu mụn của bạn đang ở tình trạng nhẹ.
(Mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn viêm đỏ)
- Rửa mặt nhẹ nhàng ngày 2 lần với các loại sữa rửa mặt pH thấp.
- Sử dụng các loại kem chuyên dụng có thành phần benzoyl peroxide.
- Nếu tình trạng da không có dấu hiệu thay đổi thì có thể đi gặp bác sĩ để được kê toa. Bạn có thể sử dụng kem chứa kháng sinh (nhằm giảm sưng viêm). Các loại thuốc bôi làm giản nở chân lông để dễ làm sạch cặn bẩn.
- Đối với những trình trạng năng hơn như mụn mủ, mụn nang gây đau thì có thể tham khảo những cách sau:
- Nếu là mụn mủ, mụn bọc thì có thể nhờ bác sĩ lấy phần mủ ra ở thời điểm phù hợp.
- Sử dụng các loại kem và thuốc chứa kháng sinh theo đơn của bác sĩ.
- Đối với những triệu chứng mụn nặng như mụn viêm, mụn mủ, mụn bọc thì thường đi kèm với những vết sẹo. Vì vậy, hãy sử dụng những cả thuốc kháng sinh để hạn chế sưng viêm ngay từ ban đầu. Tất nhiên là phải theo sự chỉ của bác sĩ.
Thời gian để điều trị mụn sẽ kéo dài khá lâu, thường thì khoảng 6-8 tháng mới có hiệu quả. Một số phương pháp khiến bạn bị mụn nặng hơn do đẩy hết nhân mụn có trên da, trước khi khỏi hẳn.
Phong cách sống và thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng như thế nào đến mụn trứng cá?
Mụn trứng cá hình thành, phát triển cũng bị ảnh hưởng nhiều từ thói quen sinh hoạt của bạn. Hãy tập những thói quen sau để chăm sóc bản thân và mụn không có cơ hội phát triển nhé.
- Cải thiện tình trạng trao đổi chất trong cơ thể và giúp chất nhờn dưới da điều tiết dễ hơn. Bạn cần ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ nóng, nhiều dầu mỡ. Thường xuyên tập thể dục và bổ sung đủ nước cho cơ thể cũng rất quan trọng.
- Loại bỏ cặn bã nhờn và bụi bẩn thường xuyên bằng cách rửa mặt với sửa rửa mặt phù hợp. Nhưng lưu ý thao tác nhẹ nhàng để tránh tổn thương thêm những vùng da mụn.
Dữ cơ thể trong tình trạng cân đối nhất về mặt hormone bằng cách nghỉ ngơi phù hợp. Ngủ đủ giấc, tốt nhất là trước 11 h đêm vì đây là thời gian tốt nhất để phục hồi da.
- Thường xuyên rửa tay, và các vật dụng hay chạm vào như bàn phím máy tính, điện thoại… Trong trường hợp tay bẩn không nên chạm vào da.
- Không sử dụng các chất dễ gây mụn như chất kích thích, mỹ phẩm không phù hợp. Kem che khuyết điểm cũng có thể làm tình trạng mụn nặng hơn. Bạn nên sử dụng những sản phẩm mỹ phẩm không chưa dầu (oil free), không gây mụn.
- Nhiều trường hợp có thể bị kích ứng mụn do nắng. Trong trường hợp này, 100% bạn nên dung kem chống nắng khi ra ngoài. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để lựa chọn những loại kem chống nắng. Tốt nhất là dạng dược mỹ phẩm và không chứa dầu.
- Không nên tự ý nặn mụn hay tự lấy mủ, hãy để bác sĩ lấy nếu cần thiết.
- Nếu tình trạng mụn trở nặng thì nên đi khám ngay.
Điều trị mụn là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự kiên trì của bạn. Ngoài ra, mỗi người sẽ có cơ địa riêng nên hãy xin lời khuyên của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng thuốc hay tham khảo ý kiến của những người không có chuyên môn. Vì có thể gây ra hững tình trạng nặng như da bị tổn thương, dị ứng thuốc, để lại sẹo …
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu thêm về tình trạng mụn của mình. Từ đó có phương án xử lý tốt nhất. Nếu bạn cần thêm bất kì thông tin nào hay có cầu hỏi gì hãy để lại comment nhé. Đội ngũ chuyên gia của “BIGIWIKI” sẽ giải đáp cho bạn!